Đây là một trong 2 con voi cái còn sót lại trong các khu rừng của huyện này. Trước đó chỉ vài tháng,ókhănbảotồnvoirừgóc bẹt 2 con voi ra gần khu dân cư để kiếm ăn và trông còn rất khỏe mạnh.
Đến tháng 10, thêm một con voi rừng bị chết trong rừng cao su thuộc H.Thanh Chương (Nghệ An). Con voi đực này chỉ mới hơn 20 tuổi, đang ở tuổi "thanh niên" so với tuổi thọ 50 - 60 năm của voi châu Á. Nguyên nhân voi chết đang được điều tra, nhưng điều đáng tiếc nhất là voi đực càng trở nên hiếm hoi ở Nghệ An.
Nghệ An có diện tích rừng lớn nhất cả nước với hơn 1 triệu ha. Hiện tỉnh này còn khoảng 14 con voi rừng, là địa phương có số voi hoang dã lớn thứ ba sau Đắk Lắk và Đồng Nai. Nhưng trong số đó, 3 con voi cái sống đơn lẻ ở 3 vùng cách xa nhau hàng chục ki lô mét không còn cơ hội sinh sản vì thiếu voi đực. Hai đàn voi còn lại gồm 1 đàn khoảng 4 con trước đây thường sinh sống trong Vườn quốc gia Pù Mát, gần biên giới Việt - Lào nhưng 10 năm qua không còn được ghi nhận.
Hiện chỉ còn ghi nhận đàn voi 8 con đang sinh sống ở vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát, thuộc H.Anh Sơn và H.Thanh Chương, trong đó có con voi đực bị chết nói trên đã tách đàn sống đơn độc ở khu rừng thuộc H.Thanh Chương cách đây khoảng vài năm…
Theo kết quả điều tra của Vườn quốc gia Pù Mát, sau khi con voi đực này bị chết, hiện ở Nghệ An chỉ còn ghi nhận một con voi đực trong tổng số khoảng 14 con voi rừng còn lại.
Vào năm 2013, Nghệ An phê duyệt đề án khẩn cấp bảo tồn đàn voi rừng với kinh phí 86 tỉ đồng. Đến nay, ngoài việc đầu tư 20 tỉ đồng xây hào để ngăn voi xuống khu dân cư ở H.Anh Sơn, làm đường tuần tra, chòi canh… nhiều phần việc còn lại không có kinh phí để thực hiện. Ông Trần Xuân Cường, Giám đốc Vườn quốc gia Pù Mát, chia sẻ với người viết phương án bảo tồn các đàn voi đang gặp khó, rất cần sự giúp sức của các nhà chuyên môn về voi. Nếu không có phương án khả thi để bảo vệ, duy trì phát triển đàn, các đàn voi rừng này sẽ đứng trước nguy cơ đe dọa tồn vong.